- 11-10-2021
Kinh nghiệm chống thấm, chống dột trần nhà, tường nhà hiệu quả
0976544885 chia sẻ kinh nghiệm chống thấm, chống dột trần nhà, tường nhà hiệu quả ở Hà Nội.
Có nhiều dạng thấm nước qua các kết cấu nhà và công trình. Các kết cấu thường gặp là: mái sàn bê tông cốt thép, tường
bê tông hay tường xây gạch, thành và đáy bể chứa nước.
Nguồn thấm nước có thể là mưa, nước dùng hàng ngày, nước chứa trong bể, nước ngầm. Nguyên nhân thấm nước qua kết cấu có thể ở mấy dạng sau đây:
- Thấm do bê tông của kết cấu không được đầm kỹ;
- Thấm do lớp xây không no mạch, lớp chát không đặc chắc;
- Thấm do hư hỏng lớp giấy cách nước đã dán trên kết cấu;
- Thấm do hư hỏng màng sơn chống thấm trên kết cấu.
Các vết thấm có thể là thấm ẩm hoặc thấm dòng. Có kết cấu cho phép có thể thấm ẩm, nhưng không cho phép thấm dòng, như thành bể chứa nước. Còn đa số kết cấu không cho phép cả thấm ẩm lẫn thấm dòng.
1. Nguyên tắc chống thấm
Khi tiến hành chống thấm cho mọi kết cấu đề đảm bảo những nguyên tắc sau đây:
- Chống thấm từ phía có nguồn nước. Ta gọi đây là biện pháp chống thấm chủ động. Chống thấm phía sau nguồn nước gọi là chống thấm bị động và chỉ tiến hành khi không thể chống thấm chủ động được.
- Nguyên tắc “tầng tầng lớp lớp”. Nghĩa là chống thấm phải bằng một số giải pháp kế tiếp nhau, không coi chống thấm 1 lần là đã xong.
- Thí dụ: không thể coi việc quét sơn chống thấm xong là hết thấm. Vì rất có thể lớp sơn chống thấm có những chỗ khuyết tật gây ra do thi công, hoặc do sử dụng, nước sẽ thấm qua chỗ khuyết tật này.
Như vậy, để đảm bảo an toàn thấm thì trước khi quét sơn chống thấm thì phải đầm bê tông thật tốt trước đã. Hoặc phải có giải pháp kỹ thuật đảm bảo kết cấu không bị nứt dưới tác động của khí hậu trong quá trình sử dụng. Như vậy sơn chống thấm sẽ có ý nghĩa đảm bảo an toàn hơn cho một bê tông vốn đã có khả năng chóng thấm tốt rồi.
- Đối với kết cấu bê tông và BTCT thì việc chống thấm nước trước hết là phải đầm chặt bê tông để không bị thấm, vì bê tông có khả năng ngăn nước rất cao.
2.Kỹ thuật chống thấm mái bê tông cốt thép làm mới
Một mái bê tông làm mới nên dùng mác 200 (20Mpa), trong trường hợp đặc biệt về mặt chịu lực của kết cấu mái mới dùng đến mác 300 (30Mpa).Vì bê tông mác càng cao thì càng dễ bị nứt dưới tác động của khí hậu nóng ẩm. Cũng không dùng mác bê tông thấp hơn 200, vì không đủ độ chống thấm.
Quy trình chống thấm cho một mái bê tông cốt thép gồm 5 bước sau đây:
Bước 1: Chọn thành phần bê tông cho mái
Thành phần thi công cho mái cần phải đảm bảo dễ thi công san gạt và dễ đầm chặt, đồng thời ít biến dạng theo thời tiết. Có thể chọn thành phần bê tông bằng cách đặt ở các trạm trộn bê tông công nghiệp. Các trạm trộn công nghiệp ở nước ta đạt được trình độ công nghệ tiên tiến cao. Do đổ bê tông trộn sẵn tại các trạm trộn này đảm bảo cho yêu cầu chống thấm.
Bước 2: Thực hiện các giải pháp kỹ thuật thi công
Các giải pháp kỹ thuật cụ thể gồm có:
- Đầm lại bê tông: Đầm lại là biện pháp tăng cường an toàn thấm cho bê tông khi đầm 1 lần. Đầm lại được tiến hành sau 1-2h sau khi đầm lần đầu. Có thể đầm lại bằng tay hay bằng máy đầm mặt. Khi bê tông đã được đầm lại thì nó có khả năng chống thấm rất cao.
- Gia cường bề mặt: Sau khi đầm lại và xoa phẳng mặt bê tông, tiến hành rắc một lớp bột xi măng rất thưa lên bề mặt bê tông rồi dùng bàn gỗ xoa thật kỹ mặt bê tông. Khi đó ta được một lớp mặt bê tông nhẵn phẳng dày khoảng 2mm, gọi là lớp mặt gia cường. Những ngày sau, bề mặt bê tông có màu xanh bóng và hầu như không thấm nước.Lớp mặt gia cường có tác dụng tăng cường an toàn thấm cho bê tông mái, phòng khi có thể bị khuyết tật khi đầm.
- Bảo dưỡng ẩm bê tông: Tiến hành theo TCXDVN 391:2007 (74).Việc bảo dưỡng ẩm cần được tiến hành ngay sau khi gia cường bề mặt bê tông để đảm bảo bê tông không bị nứt mặt do bị mất nước.
Hoàn thành xong bước 2 thì bê tông đã có thể hoàn toàn khống thấm. Các bước tiếp sau là tăng độ bền.
Bước 3: Đặt khe co giãn nhiệt ẩm
Tiến hành theo chỉ dẫn ơ TCVN 313: 2004 (70). Đặt khe co giãn nhiệt ẩm nhằm tránh kết cấu mái bị nứt do biến dạng nhiệt ẩm, và do đó tăng độ bền chống thấm.
Bước 4: Đặt ống thoát nước mưa cho mái
- Đối với mái có hệ máng nước (sê nô) bằng BTCT thì lượng ống thoát nước mưa cho mái cần đặt là 100cm2 tiếp diện cho 100m2 mái . Đặt đủ lượng ống thoát làm cho mưa không ứ đọng trên sê nô, nên không gây thấm ngang qua tường sê nô vào trần nhà.
- Hiện nay có nhiều công trình thường dùng ống nhựa thoát nước cho sê nô. Do chất liệu vữa hoặc bê tông chèn ống và chất liệu ống hoàn toàn khác nhau, mặt ống nhựa hoàn toàn trơn nhẵn nên dễ bị bóc tách vữa gắn xung quanh thành ống nhựa, gây thấm nước xuống trấn sê nô . Giải pháp sau đây có thể khắc phục hiện tượng này:
- Trước khi gắn ống nhựa vào lỗ để sẵn ở đáy sê nô, dùng sơn chống thấm đặc (tốt nhất là sơn bitum cao su) quét lên thành lỗ để sẵn và quét xung quanh thành ống nhựa, đoạn sẽ chôn vào bê tông đáy sê nô khi sơn đã se lại, nhưng còn chưa khô, thì dùng vữa xi măng cát thông thường gắn ống vào sê nô. Lớp sơn này sẽ keo dính kết lâu dài vữa gắn với bề mặt ống nước và vữa gắn với bề mặt thành bê tông lỗ sẵn trên sê nô.
Chú ý: Không dùng sơn dầu cho việc này.
Bước 5: Chống nóng mái
Việc chống nóng mái sẽ hạn chế được biến dạng nhiệt ẩm của kết cấu mái dưới tác dụng của khí hậu nóng ẩm, do đó tránh được nứt mái gây thấm trong quá trình sử dụng công trình . Đồng thời cũng tạo được môi trường vi khí hậu tốt trong nhà. Đối với các mái có lớp chống nóng thì đặt khe co giãn nhiệt ẩm theo nguyên tắc cho kết cấu BTCT không chịu bức xạ mặt trời trực tiếp.
Giải pháp chống thấm gồm 5 bước nêu trên rất đơn giản về công nghệ, vật liệu không có gì đặc biệt, lại không dùng sơn chống thấm, nhưng hiệu quả thì rất cao. Một mái bê tông được chống thấm như trên sẽ có độ bền chống thấm không dưới 30 - 50 năm!
để hiểu rõ hơn chống thấm trần nhà, tường nhà, nhà vệ sinh ở Hà Nội
Chi tiết xin quý vị liên hệ với ; HOTLINE 0976544885 - - 0976 544 885
- WEBSITE ; http://suachuanhavesinh.com